Top Thông Tin Cơ Bản Về Thanh Nhạc Cần Nắm

Nếu bạn quan tâm đến thanh nhạc, dưới đây là một số thông tin cơ bản về thanh nhạc mà bạn cần nắm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của SEMI nhé.

Thanh nhạc là gì?

Top Thông Tin Cơ Bản Về Thanh Nhạc Cần Nắm 1

  • Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể nào cho thanh nhạc. Và thậm chí, cụm từ thanh nhạc cũng khiến không ít nhiều người phải thắc thắc mắc, không biết là đang đề cập đến vấn gì, người người có niềm đam mê, yêu thích âm nhạc cũng không ngoại lệ.
  • Tuy nhiên, chúng ta có thể biết thanh nhạc là một bộ môn nằm trong khoa trừu tượng. Thanh nhạc được sử dụng trong việc nghiên cứu về âm thanh một cách chuyên nghiệp do bộ máy phát âm thanh của cơ thể con người phát ra và được âm nhạc hóa.
  • Thanh nhạc là một cụm từ trừu tượng, vì vậy, sẽ rất khó để chúng ta có thể hình dung được cái gì là thanh nhạc. 
  • Cũng chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu thanh nhạc một cách đơn giản là một sự kết hợp từ âm nhạc và ngôn ngữ cùng với yếu tố giọng hát của ca sĩ, người hát. Từ đó, giọng hát sẽ trở thành nhạc cụ chính cho bản nhạc.
  • Ngoài ra, thanh nhạc cũng chính là các âm thanh đa dạng như trầm, bổng, lên, xuống… của bản nhạc. Đặc biệt, khi chúng ta kết hợp âm thanh cùng với giọng hát còn cho ra những lời ca, tiếng hát. Từ đó, nó sẽ gần gũi hơn với người nghe và họ sẽ dễ dàng hiểu được nội dung của bản nhạc.

Top Thông Tin Cơ Bản Về Thanh Nhạc Cần Nắm 2

Lý do tại sao chúng ta cần học thanh nhạc?

  • Chắc hẳn, có rất nhiều người trong chúng ta vẫn còn đang thắc mắc tại sao nên học thanh nhạc. Câu trả lời của câu hỏi này đó là học thanh nhạc để cải thiện giọng hát, giúp giọng hát tốt hơn.
  • Đồng thời, nó giúp cho giọng hát của chúng ta truyền cảm hơn, âm thanh khi phát ra từ cơ thể tốt hơn, chính xác hơn và giúp chúng ta cảm nhận, truyền tải bài hát một cách tốt hơn.
  • Qua đó, ta có thể nhận thấy mục đích của việc học thanh nhạc là nhằm rèn luyện, cải thiện kỹ năng ca hát và đặc biệt, học thanh nhạc để giúp âm thanh, giọng hát trở nên tròn trịa hơn, hoàn hảo hơn.

Những ai có thể học thanh nhạc?

  • Có rất nhiều người vẫn nghĩ rằng, việc học thanh nhạc là chỉ dành cho những ai có năng khiếu âm nhạc, ca hát. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ không chính xác hay nói cách khác là một suy nghĩ sai lầm.
  • Thực chất, năng khiếu và chất giọng của học viên không đóng vai trò quá quan trọng trong việc luyện thanh nhạc thành công. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới thành công của việc học thanh nhạc đó là sự kiên trì tập luyện và sự cố gắng của người học.
  • Học thanh nhạc gần giống với chương trình dạy học âm nhạc ở trường. Tuy nhiên, chương trình dạy thanh nhạc sẽ cho ra kết quả tốt hơn.
  • Học thanh nhạc sẽ mang lại nhiều kiến thức, luyện được nhiều kỹ năng như luyện giọng theo gam, cách lấy hơi, cách ngân giọng, cách rung giọng,… Và có thể bạn không biết một điều là hầu hết các ca sĩ đều đã được học thanh nhạc.
  • Tất nhiên, chúng ta sẽ không thể bác bỏ yếu tố năng khiếu cũng đóng vai trò dẫn đến sự thành công của quá trình học thanh nhạc và giúp quá trình học thanh nhạc diễn ra dễ dàng hơn.
  • Và về yếu tố chất giọng, học thanh nhạc là để cải thiện và nâng cao chất giọng. Vì thế, nếu như bạn muốn theo con đường ca hát thì việc học thanh nhạc là quá trình không thể bỏ qua.

+ Note: Nên Học Thanh Nhạc Online Không?

Những điều học viên cần phải lưu ý khi học thanh nhạc

Top Thông Tin Cơ Bản Về Thanh Nhạc Cần Nắm 3

Lưu ý về bộ máy phát ra âm thanh

Bộ máy âm thanh gồm những bộ phận sau:

  • Cơ quan chủ yếu để tạo ra âm thanh đó là 2 dây thanh
  • Những khoảng trống nằm trong các bộ phận ngực, đầu, miệng, mũi là các xoang cộng minh có chức năng điều chỉnh âm thanh
  • Khí quản, chi khí quản, lồng ngực, phổi là những bộ phận về hệ hô hấp có chức năng là động lực phát ra âm thanh
  • Bộ phận có nhiệm vụ, chức năng nhả chữ trong quá trình nói, hát là cổ họng, môi, miệng, lưỡi, răng

+ Note: Top Quan Điểm Sai Lầm Về Kỹ Thuật Luyện Thanh

Lưu ý về hình thức phát ra âm thanh

  • Khi học thanh nhạc, việc khống chế được hơi thở là một điều rất cần thiết và quan trọng nhằm phát ra âm thanh một cách tròn trịa. Và để có thể khống chế và điều khiển được âm thanh, chúng ta cần phải dựa trên sự hít thở có chiều sâu nhất định và dùng hoành cách mô để tiết kiệm hơi thở cho giọng hát.

Lưu ý về yếu tố hít thở trong thanh nhạc

  • Để tạo nên một ca khúc hay, giàu cảm xúc, học viên cần phải học và biết cách vận dụng hơi thở nhanh chóng, linh hoạt nhưng vẫn mềm mại. Vì thế, khi ca hát thì chúng ta cần lấy hơi nhanh và đẩy hơi ra thật chậm.
  • Không những thế, trong khi hát, các bạn cần lưu ý lấy hơi để giúp cho giọng hát trở nên liên tục, dẻo dai hơn, trong sáng và sẽ không bị vỡ do sự ép hơi quá mạnh.

Trên đây, SEAMI vừa cùng các bạn tìm hiểu về thanh nhạc. SEAMI mong rằng, qua đây, các bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức về thanh nhạc.

Xem thêm: Tìm hiểu Tổng Quan Về Thanh Nhạc

Thông tin liên hệ Học Viện Âm Nhạc SEAMI:
South East Asia Music Institute – SEAMI là đơn vị chuyên đào tạo nghệ thuật âm nhạc, với các bộ môn Guitar, Piano, Thanh nhạc, Trống…
Phone: (028)7.30.30.369
Website: seami.vn

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *